Xử lý chất thải cổng nghiệp, Quy trình xử lý chất thải công nghiệp, Công ty xử lý chất thải công nghiệp, Tình trạng xử lý chất thải công nghiệp, Chất thải công nghiệp thông thường, Chất thải công nghiệp thông thường là gì, Chất thải rắn công nghiệp là gì, chất thải rắn công nghiệp là gì, chất thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, rác thải công nghiệp ở việt nam, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nông nghiệp, chất thải rắn công nghiệp thông thường là gì, chất thải rắn thông thường là gì, chất thải sinh hoạt

Xử lý chất thải rắn ngành điện tử - quy trình xử lý rác thải điện tử

Trước đây Tổ chức Y tế thế giới đã đưa một danh mục các chất nguy hại gồm 11 chất, sau đó vào năm 1993 được bổ sung thêm 13 chất khác, như vậy trong danh mục các chất nguy hại do WHO chỉ định bao gồm 24 chất. Trong danh mục 24 chất độc hại có một số các kim loại và các hợp chất của nó: Cd và các hợp chất, Pb và các hợp chất, Cr+6 và các hợp chất, As và các hợp chất, Hg và các hợp chất, Se và các hợp chất,.

Sự phát sinh chất thải rắn trong ngành sản xuất điện tử, ngoài các thành phần hữu cơ polyme, các kim loại bán dẫn, đắt hiếm trong đó là nguồn gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt một số kim loại có độc tính rất cao cũng được sử dụng nhiều trong sản xuất như: As, Se, Sb, Hg… Do đó chất thải rắn điện tử có thể được coi như là một trong những chất thải nguy hại.

Xử lý chất thải rắn ngành điện tử - quy trình xử lý rác thải điện tử


Theo quy định của nhiều nước cho thấy:


Một số kim loại sử dụng trong công nghiệp điện tử là những chất nguy hại với nồng độ giới hạn cho phép của chúng trong không khí ở trong khoảng 0,0001 – 1,0 mg/m3 và trong nước ở trong khoảng 0,0001 – 2,0 mg/m3, nếu chất thải của chúng không được thu gom và xử lý để phát tán ra môi trường sẽ mang lại hậu quả không thể lường trước và việc xử lý là vô cùng khó khăn và tốn kém. Khi đó các công nghệ môi trường thông dụng không thể áp dụng được mà phải áp dụng các phương pháp công nghệ đặc biệt.

Thành phần chính trong CRT điện tử là các kim loại, các hợp kim và một số các hợp chất dạng rắn. Khi ở trạng thái hoàn toàn bị cô lập chúng rất bền và không có ảnh hưởng gì tới môi trường. Nhưng khi tiếp xúc trực tiếp với không khí, độ ẩm, ánh sáng..., một loạt các quá trình hoá học xảy ra tạo thành các hợp chất và khả năng chuyển đổi sang các trạng thái rất lớn làm cho chúng trở nên dễ hoà tan trong nước, dễ khuếch tán vào không khí. Trong môi trường không khí chúng sẽ là những tác nhân tham gia tích cực vào chu trình trao đổi chất và năng lượng.

Sự tương tác giữa kim loại và không khí phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện khí hậu thời tiết (chủ yếu là độ ẩm và nhiệt độ), vào thành phần, nồng độ các tạp chất (SOx, Nox...). Theo hàm lượng hơi nước chứa trong không khí mà người ta chia không khí thành ba loại: Khô, ẩm, ướt.

Trong không khí khô: Sự phân huỷ kim loại xảy ra theo cơ chế oxy hoá nhiệt độ thấp như sau:


- Giai đoạn đầu tiên là hấp thụ hoá học oxy và hơi nước trên bề mặt kim loại với sự phân ly (hấp thụ hoá học).

- Tạo thành mầm tinh thể oxit và hydroxit kim loại.

- Mầm tinh thể phát triển, liên kết với nhau tạo thành màng tinh thể, hút ẩm, một phần tạo thành màng oxit ngậm nước. Khi độ dày của màng đạt đến 2 – 5 mm, nếu không khí sạch (không chứa các tạp chất) quá trình oxy hoá chấm dứt, màng oxyt trở thành màng bảo vệ. Trong trường hợp không khí chứa tạp chất (SOx, NOx...) màng oxyt tham gia các phản ứng tạo thành muối hút ẩm tan trong nước và bị rửa trôi theo các nguồn nước khác nhau.



Trong không khí ẩm: Trên bề mặt kim loại hấp thụ màng phân tử H2O và sự phân huỷ kim loại xảy ra theo cơ chế điện hoá. Phản ứng ca tốt có dạng:

 Ox + pH2O + me Red + n OH-

 Trong đó:

 p, n, m – là hệ số quá trình khử điện hoá
 Ox  - chất oxy hoá O2 , O3...
 Red  - dạng khử của chất oxy hoá.
 Kim loại M bị oxy hoá theo phản ứng anốt:
 M + Az-   MA + Ze
 Trong đó: Az-   - anion(OH-, N...) tạo thành các chất tan trong nước

Nếu trong không khí sạch, khô sản phẩm phản ứng anốt là màng hydroxyt khó tan, từ đó tạo nên màng bảo vệ kim loại. Do đó tốc độ phân huỷ kim loại trong không khí ẩm, bẩn lớn gấp hàng trăm, nghìn lần trong không khí sạch.

Trong không khí ướt: Quá trình tương tác của kim loại xảy ra theo cơ chế điện hoá như trên. Thực tế sự tương tác của kim loại với môi trường không khí xảy ra đồng thời theo cả hai cơ chế trên.

Trong điều kiện thời tiết nhiệt đới gió mùa, với độ ẩm không khí trung bình ở khoảng 85 – 90%, với các chất do công nghiệp, giao thông vận tải thải ra, các quá trình ăn mòn, phân huỷ kim loại xảy ra với tốc độ rất nhanh. Sản phẩm này được gió, mưa mang vào môi trường không khí, nước.

Khi tiếp xúc với không khí, trên bề mặt kim loại tạo ra một lớp oxyt, hydroxyt, được hydrat hoá tạo thành màng trong suốt ngăn chặn sự tiếp xúc của oxy không khí với kim loại. Nhưng điều kiện nhiệt độ tăng lên (khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời) màng oxyt bị dehydrat hoá, các mối liên kết hydro bị bẻ gãy, màng oxyt kim loại trở thành vật liệu xốp và tiếp tục hấp thụ oxy, kim loại tiếp tục bị phân huỷ từ bên trong theo các cơ chế đã phân tích ở trên. Một phần lớp oxyt kim loại tạo thành bột cực mịn và bị gió cuốn theo phát tán vào môi trường không khí.

Những hạt bụi này có kích thước rất nhỏ phát tán trong không khí với một diện tích rộng, khi gặp phải điều kiện bất thường nào đó(mưa, sương mù...) chúng đông tụ lại các hạt lớn hơn hoặc là theo dòng nước mưa, sương mù rơi xuống đất làm ô nhiễm môi trường đất. Mặt khác, sau khi tạo thành màng oxyt, do trong không khí có nhiều tạp chất có khả năng hoà tan oxyt kim loại thành muối dễ tan, hoặc là trong không khí có độ ẩm cao kim loại tác động của quá trình ăn mòn điện hoá tạo thành muối ăn. Lớp muối dễ tan bị hoà tan trong nước mưa, trong sương mù làm ô nhiễm các nguồn nước. Điều này đã được thực tế chứng minh: Đó là ở các vùng nhiệt đới nên các thiết bị đắt tiền được sắp xếp làm việc trong môi trường có điều hoà nhiệt độ, độ ẩm không khí thì chúng sẽ có tuổi thọ cao hơn.

Tóm lại sự tác động của môi trường không khí, nhất là không khí không sạch, đến mọi vật liệu, vật chất là vô cùng phức tạp. Không những nó có khả năng phá huỷ mà còn làm cho sự ô nhiễm môi trường trở nên phức tạp và khó có thể tính toán trước một cách chính xác. Sự ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm đến sự sống là vô cùng đa dạng.
      
  

          Cty điện tử

Loại
Đống Đa
Orion Hanel
Sumitomo Bakelite
Giảng Võ
Canon Việt Nam
Hà Nội (Hanel)

Tổng
Bìa catong
22,0
1440
6.00
2.00
883
15.0
2368
Nilon, nhựa
1.5
270
1.00
0.5
430
1.5
747.5
Gỗ
5.0
330
10
-
101
2.5
448.5
Xốp
2.50
24.0
5.00
0.5
46-
0.5
78.5
Bùn thải
-
1560
60.00
-
-
-
1620
Thuỷ tinh
-
600
-
-
10
-
610
Huỳnh quang thể
-
4.80
-
-
-
-
4.8
Frit giass (hợp chất chì)
-
6.00
-
-
-
-
6
Giẻ lau, găng tay
0.2
40.00
3.0
0.3
-
0.15
43.65
Bo mạch hỏng, mạch in
0.5
-
1.80
0.05
15
0.075
18.1
Chân linh kiện, linh kiện hỏng
7.0
-
-
0.3
15
1.5
23.8
Các kim loại khác
2.0
24.00
2.00
-
1300
-
1331.8
Tổng lượng
40.7
4298.8
88.8
3.65
2800
21.225
7259.65

Các vật liệu độc hại phát sinh từ rác thải của ngành điện tử tập trung chủ yếu là các kim loại nặng như chì, thuỷ ngân, crôm trong các bảng mạch, pin và các bóng đèn điện tử. Trong các TV và bóng đèn điện tử có chứa trung bình 1,8 kg chì (phụ thuộc vào kích thước và cấu tạo). Thuỷ ngân từ chất thải điện tử là nguồn ô nhiễm thuỷ ngân chính trong rác thải đô thị. Ngoài ra các chất ổn nhiệt có nguồn gốc từ các hợp chất brôm thường được bổ sung vào các sản phẩm nhựa điện tử. Do đó, nếu không có biện pháp quản lý và xử lý thích hợp, triệt để, sự phát tán độc tố ra môi trường.

Đa số các kim loại và các hợp chất của nó trong chất thải rắn điện tử bán dẫn đều có khả năng gây ra các đột biến làm rối loạn các quá trình trao đổi vật chất và năng lượng gây ra những khuyết tật trong các tế bào và cơ thể sống đó mắc phải một số chứng bệnh viêm nhiễm, ung thư, rối loạn nội tiết... Chẳng hạn nếu bị  nhiễm độc thuỷ ngân con người có thể mắc một số chứng bệnh: đau bụng nôn mửa, thiếu máu. Khi bị nhiễm độc Asen liều cao có thể bị tử vong, liều thấp, tích tụ lâu có thể mắc các chứng bệnh nan y như ung thư.

Nói chung các nguyên tố, các kim loại có thành phần chất thải nguy hại rắn điện tử và các hợp chất của chúng đều là những chất độc hại. Ngoại trừ một số các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, tạo mùi, dễ phát hiện bằng cảm quan đề phòng tránh, còn lại đại đa số các độc tố trong chất thải nguy hại rắn điện tử là không mùi vị, điều đó làm cho sự phát hiện và đề phòng trở nên khó kiểm soát. Đó chính là điều đáng quan tâm nhất và cần phải tổ chức quan trắc môi trường nước một cách chặt chẽ để có được sự cảnh báo trước, để đề phòng được một số bệnh tật gây ra do ô nhiễm.

Theo số liệu điều tra sơ bộ một số công ty sản xuất và lắp ráp hàng điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy loại chất thải rắn phát sinh chủ yếu là bìa catong, xốp, plastic, gỗ, rẻ lau, găng tay, bo mạch hỏng, linh kiện hỏng, chân linh kiện, bùn thải chứa kim loại nặng từ trạm xử lý nước thải.... 

Các chất thải này hiện tại do các công ty thu gom rác thải, phân loại và tuỳ theo từng loại chất thải mà áp dụng các phương pháp xử lý khác nhau. Phần có thể tái chế được thu mua bởi các đơn vị chuyên dụng. Phần chất thải nguy hại khác không thể tái chế hoặc sử dụng được công ty môi trường đô thị Hà Nội thu gom xử lý riêng, với trách nhiệm là một cơ sở có thải các chất độc hại đối với môi trường, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học – công nghệ và áp lực cạnh tranh các cơ sở đã áp dụng các công nghệ thực hiện rất cơ bản, nhưng không hoặc ít thải nên việc quản lý chất thải trong nội bộ được quan tâm, chất thải rắn từ các cơ sở này đã được phân loại sơ bộ, những phân đoạn có thể tái chế thì được phân loại sơ bộ, những phân đoạn có thể tái chế được thì làm sạch và đem bán, các phần không thể tái chế hoặc không biết tái chế thì đem chôn lấp hoặc xuất khẩu. Phần không tái chế chủ yếu là các kim loại màu, kim loại hiếm.

Để giảm thiểu ô nhiễm, thu hồi các kim loại quý hiếm cần tăng cường các biện pháp quản lý.


- Xây dựng các công cụ pháp lý quản lý chất thải điện tử:

- Xây dựng các tiêu chuẩn áp dụng cho mọi khía cạnh của việc quản lý chất thải nói chung cũng như chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp điện tử nói riêng. Các tiêu chuẩn chủ yếu bao gồm: Tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn vận hành được áp dụng cho phân loại, lưu chứa, thu gom vận chuyển chất thải rắn, cũng như quản lý, bảo dưỡng các phương tiện. các tiêu chuẩn này cũng bao gồm các quy định về giảm thiểu và tái chế chất thải.

- Các tiêu chuẩn kỹ thuật và vận hành liên quan tới việc thu gom chất rắn, tiêu chuẩn quy định rõ các loại hình thùng chứa, các điểm thu gom, lượng và thu gom tại các công ty sản xuất điện tử, cũng như yêu cầu đối với các loại xe thu gom.

- Triển khai áp dụng các công cụ kinh tế như đánh thuế chất thải, phạt hay trợ cấp nhằm mục tiêu khuyến khích các cơ sở sản xuất triển khai các biện pháp như giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn; tuần hoàn, tái sử dụng các biện pháp như giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn: Tuần hoàn, tái sử dụng chất thải; thay đổi nguyên liệu; áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường.



Xây dựng các cơ sở tái chế, xử lý rác thải điện tử tập trung.


- Tổ chức các hội thảo chuyên đề, chương trình tập huấn cho các cơ sở sản xuất nhằm nâng cao nhận thức, cung cấp các thông tin về chính sách công nghệ và môi trường, thông tin về công nghệ tiên tiến, về mô hình quản lý và xử lý rác thải điện tử hiện đang được áp dụng trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

- Cung cấp thông tin kỹ thuật và thiết lập mạng trao đổi thông tin về quản lý chất thải rắn điện tử.

- Biên soạn tài liệu hướng dẫn quản lý và xử lý chất thải điện tử.

- Tiến hành công tác quan trắc và cưỡng chế đối với việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về môi trường nhằm thúc đẩy việc thực hiện các giải pháp xử lý và giảm thiểu chất thải.

- Áp dụng các biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải ngay tại nguồn. Như áp dụng các giải pháp từ đơn giản như quản lý sản xuất. Bao gồm việc áp dụng các giải pháp từ đơn giản như các giải pháp về quản lý nội vi đến các giải pháp về tuần hoàn, tái sử dụng lại chất: giải pháp về cải tiến công nghệ, thiết bị; hay các giải pháp về thay thế công nghệ, thiết bị tiên tiến.

- Tái thu hồi kim loại

- Xử lý chất thải phát sinh trong quá trình tái chế

Quy trình công nghệ tái chế chất thải rắn điện tử được lựa chọn


- Quy trình công nghệ tái chế chất thải rắn điện tử với các phương pháp được chọn lựa và đưa ra như hình 1.

Thử nghiệm tái chế thu hồi: Cu, Pb dạng chất thải riêng biệt


Cu kim loại chủ yếu trong các chân linh kiện dư (Tại công đoạn cắt chân linh kiện), đồng lá bavia khi cắt làm mạch bo (các công ty sản xuất mạch in)


Hiện tại và tương lai ngành điện tử của chúng ta sẽ không ngừng phát triển. Bên cạnh tạo điều kiện cho ngành điện tử phát triển, chúng ta cần quan tâm đầy đủ về quản lý môi trường để đảm bảo đất nước phát triển bền vững.

Hình 1: Sơ đồ công nghệ tái chế chất thải điện tử được lựa chọn
Hình 1: Sơ đồ công nghệ tái chế chất thải điện tử được lựa chọn

xử lý rác thải điện tử, xử lý chất thải điện tử, cách xử lý rác thải điện tử, các xử lý rác thải điện tử, công nghệ xử lý rác thải điện tử, công ty xử lý rác thải điện tử, quy trình xử lý rác thải điện tử, nhà máy xử lý rác thải điện tử

Hình 2: Sơ đồ quy trình nghiên cứu thăm dò các phương pháp hoá học tái chế chất thải

xử lý rác thải điện tử, xử lý chất thải điện tử, cách xử lý rác thải điện tử, các xử lý rác thải điện tử, công nghệ xử lý rác thải điện tử, công ty xử lý rác thải điện tử, quy trình xử lý rác thải điện tử, nhà máy xử lý rác thải điện tử
Hình 3: Sơ đồ quy trình tái chế chân linh kiện và ba via mạch in

xử lý rác thải điện tử, xử lý chất thải điện tử, cách xử lý rác thải điện tử, các xử lý rác thải điện tử, công nghệ xử lý rác thải điện tử, công ty xử lý rác thải điện tử, quy trình xử lý rác thải điện tử, nhà máy xử lý rác thải điện tử
Hình 4: Sơ đồ quy trình công nghệ áp dụng các phương pháp thuỷ luyện để tái chế chất thải rắn 

Nguồn: Hội thảo Quốc gia Công nghệ xử lý chất thải đô thị & Khu công nghiệp Hà Nội tháng 3/2009



Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH XD MÔI TRƯỜNG THÁI AN
Địa chỉ: 279 Vườn Lài, Phường An Phú Đông, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại:0945 667 887 – Fax: 08.37195068
MST: 0306787916
TK: 045704070016653 Ngân hàng HD Bank, CN Sài Gòn, Tp. Hồ Chí Minh
Đại diện: (Ông) TRẦN QUỐC THỚI Chức vụ: Giám Đốc
Web: https://ChatThaiCongNghiep.org
Mail: XuLyChatThaiThaiAn@gmail.com

Share on Google Plus

Giới Thiệu Chất thải công nghiệp Thái An

Công ty xử lý chất thải công nghiệp Thái An là công ty chuyên thu gom chất thải nguy hại và thu gom rác thải công nghiệp uy tin nhất tại tphcm. Công ty XD Môi Trường Thái An được thành lập vào ngày 19 tháng 01 năm 2009, theo nhu cầu phát triển ngày càng cao trong ngành xây dựng và môi trường.
Để nâng cao việc chăm sóc và phục vụ khách hàng. Công ty chúng tôi nghiên cứu và đưa ra thị trường một dịch vụ mới chuyên sâu hơn đó là: Dịch Vụ Xử Lý Chất Thải Thái An
Xử lý chất thải rắn ngành điện tử - quy trình xử lý rác thải điện tử Xử lý chất thải rắn ngành điện tử - quy trình xử lý rác thải điện tử Reviewed by Chất thải công nghiệp Thái An on 11 tháng 11 Rating: 5

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Vay the chap ngan hang - đáo hạn ngân hàng - vay góp ngày - thiet bi mam non - xu ly chat thai cong nghiep - dai ly nhac cu yamaha